Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích

Hiển thị các bài đăng có nhãn note. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn note. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

5 kiểu lãnh đạo khó ưa

with 0 Comment

Chỉ một đoạn ngắn trong quyển sách "21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo", Jonh Maxwell đã chỉ cho tôi thấy 5 rào chắn cản trở chúng ta trở thành một nhà lãnh đạo thực sự. 





1. Tự cao: không ai muốn theo một nhà lãnh đạo luôn tự cho mình là người giỏi nhất. 
Mô hình của những nhà lãnh đạo này là "một thiên tài, vạn người giúp việc", mọi thông tin, sáng tạo, mọi quyết định quan trọng đều là bằng chứng về sự thiên tài (hoặc hoang tưởng) của người lãnh đạo. Một dấu hiệu đễ nhìn thấy là kiểu lãnh đạo này không biết khen, chê mới là nghề của chàng.


2. Không đáng tin: nếu lãnh đạo còn không tự tin vào chính họ thì người khác tin bằng cách nào

Khi gia nhập một công ty và làm việc ở đó, sau thời gian rất ngắn, đa số mọi người đều nhận ra lãnh đạo của mình có tầm nhìn hay không. Vì lãnh đạo lôi cuốn người khác bằng tầm nhìn của họ nên việc thiếu hụt điều này thì đừng mong gì đến giấc mơ lớn. Vật lộn với cách làm chắp vá, di chuyển thời gian ngắn chắc được nhưng khó đi xa.

Anh Paul Nguyễn vào thẳng vấn đề trong lần đầu tiên trao đổi với tôi:"Trên đời này không có gì là khó hoặc dễ. Nếu bạn biết cách làm thì nó dễ, nếu không biết cách làm thì nó khó". 
Google X Head on Moonshots: 10X Is Easier Than 10 Percent
 Thinking big: Larry Page talks moon shots -  kiểu lãnh đạo điển hình với khả năng nhìn xa trông rộng

3. Tâm trạng thất thường: nếu mọi người không biết phải trông đợi gì ở lãnh đạo, họ sẽ ngừng hy vọng. 
  • Ngày Zero: lãnh đạo nhà máy ra quyết định sẽ tuyển 10 người vào làm sales
  • Z+1: Cắt headcount còn 1
  • Z+2: Tính chuyện outsource
  • Z+3: Tuyển 10 người
  • Z+4: Cắt còn 1 người
  • Z+..
Trong một thế giới thay đổi, mọi công ty và cá nhân phải thích nghi và thay đổi.  Nhưng nếu việc thay đổi không dựa trên phân tích, chỉ dựa trên cảm tính và thay đổi quá thường xuyên, bạn lãnh đạo này đang bốc đồng chứ không lãnh đạo sự thay đổi.

Quyển sách bạn nên xem:  "Our Iceberg Is Melting"


4. Cầu toàn: mọi người tôn trọng những ước mơ lớn, chứ không phải những điều viển vông.
Nhiều bạn team member đã vote cho tôi vô vị trí cầu toàn này. Quá chú trọng vào chi tiết khiến nhiều lần tôi phải khổ sở . Ở CareerBuilder, lần đầu tiên tôi vượt qua được một chút thói cầu toàn của mình: tăng trưởng mà không yêu cầu product sửa giao diện. Đơn giản vì không kịp nữa rồi ^^


5. Chế giễu: Chẳng ai muốn bị mất hứng bởi một kẻ lúc nào cũng bới lông tìm vết. 


Đây là nhà lãnh đạo cấp độ 1 - nhà lãnh đạo chức vị điển hình vì họ "tạo ra sự sợ hãi" thay vì khơi dậy lòng nhiệt tình, thường bảo nhân viên "đi đi" thay vì biết cách hướng dẫn làm thế nào để hoàn thành, để "chúng ta cùng đi nào". Một số đặc điểm dễ thấy:
  • Mọi người sẽ không phục tùng một nhà lãnh đạo dựa vào chức vụ bên ngoài thẩm quyền của ông ta.  
  • Những nhà lãnh đạo dựa vào địa vị sẽ gặp khó khăn khi làm việc với tình nguyện viên, nhân viên văn phòng và những người trẻ tuổi. 
    • Tình nguyện viên không làm việc trong tổ chức nên nhà lãnh đạo không thể dựa vào quyền lực để bắt họ tuân lệnh. 
    • Các nhân viên văn phòng đã quen với việc đóng góp ý kiến vào các quyết định nên không hài lòng với kiểu lãnh đạo độc tài. 
    • Còn người trẻ tuổi thường không thích ai thể hiện quyền lực.
Trong quyển "Phát triển kỹ năng lãnh đạo" của Jonh Maxwell, ông Fred Smith, Founder và CEO của Fedex nói: "Lãnh đạo là khả năng khiến mọi người làm việc cho bạn mà không vì nghĩa vụ"

Cố lên, hoặc bạn sẽ hãy lên nấc thứ 2 hoặc là sau khi rời khỏi công ty 100 người, bạn chỉ có thể mời 5 người đến tiệc cưới của mình!

Các bài viết liên quan

Nguồn: Blog.chamxanh

11 chiêu độc Marketing có thể bây giờ bạn mới biết

with 0 Comment
Bạn có biết tại sao logo Heineken và Amazon có mặt cười? bạn có biết tại sao thức ăn nhanh lại ăn kèm với rau quả?... 11 độc chiêu marketing sau sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn.

1. Heineken và Amazon sử dụng logo có ẩn chứa mặt cười để gây thiện cảm với khách hàng
11 chieu doc marketing 1
Heineken – Amazon

Không phải ai cũng nhận ra 3 chữ e trong logo của Heineken được thiết kế như thể chúng đang mỉm cười. Theo John Clarke, Giám đốc phụ trách liên lạc tòan cầu của hãng, những mặt cười trên logo sẽ tạo ra 1 hình ảnh thân thiện hơn cho thương hiệu.
Tương tự với cách làm của Heineken, thiết kế logo Amazon của Turner Duckworth cũng giúp cho đại gia trong lĩnh vực thương mại điện tử này chiếm được cảm tình của khách hàng, nhờ vào hình ảnh mũi tên vàng được cách điệu giống với hình ảnh môi cười. “Nếu logo biết mỉm cười, ắt thương hiệu sẽ trở nên gần gũi hơn”, phát ngôn của Freddy Heineken, Cựu chủ tịch của một trong những thương hiệu bia lớn nhất thế giới phần nào khẳng định tầm quan trọng của ý tưởng logo mặt cười.

2. Linh vật mang hình dạng con người được sử dụng hòng gia tăng sức thuyết phục của sản phẩm
11 chieu doc marketing 2
2 loại thực phẩm dành cho trẻ em

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân vật được in lên bao bì sản phẩm có một sự tác động nhất định tới cảm xúc của người tiêu dùng. Chúng khiến cho người tiêu dùng cảm thấy họ không đơn thuần là mua một món hàng, mà hơn thế, họ mua được một người bạn. Theo Mike Siemienas, Giám đốc quan hệ truyền thông của hãng General Mills, các linh vật bên cạnh việc góp phần tạo hình ảnh riêng cho các nhãn hàng, còn giúp cho các sản phẩm trở nên có cá tính cũng như thổi hồn vào thương hiệu.
3. Các nhân vật trên bao bì có xu hướng giao tiếp bằng mắt với người tiêu dùng
11 chieu doc marketing 3
Mắt của nhân vật giao tiếp với người dùng

Theo một nghiên cứu khác từ đại học Cornell, Hoa Kỳ, 2/3 số linh vật in trên bao bì của các hãng ngũ cốc có xu hướng được tạo hình như thể đang nhìn xuống. Bằng cách thiết kế này, sản phẩm sẽ tạo ra được thiện cảm và sự trung thành đối với nhóm khách hàng trẻ em.
Một thí nghiệm đã được áp dụng trên thiết kế bao bì của sản phẩm ngũ cốc Trix khi linh vật chú thỏ đại diện cho thương hiệu xuất hiện trong 2 phong cách giao tiếp bằng mắt khác nhau : có và không. Kết quả, chỉ số tin cậy của thương hiệu tăng 16% trong khi chỉ số về tính kết nối với khách hàng tăng tới 28% khi người tiêu dùng được chiêm ngưỡng phiên bản chú thỏ có sử dụng giao tiếp bằng mắt so với phiên bản còn lại.

4. Thực đơn được thiết kế để kích thích doanh số
11 chieu doc marketing 4
Thực đơn của hãng bánh

Chuỗi nhà hàng IHOP đã tái thiết kế thực đơn của mình theo phong cách rõ ràng,gợi cảm,giàu hình ảnh và kết quả là họ thắng lớn. Ý tưởng này thực tế giúp cho thực khách ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, dẫn tới việc họ sẽ gọi thêm món. Kể từ khi áp dụng chiến thuật này từ tháng 6/2013, doanh số của IHOP liên tục tăng.
5. Mùi hương hấp dẫn người tiêu dùng
11 chieu doc marketing 12
Mẫu quảng cáo nước hoa của Hugo Boss

Mùi hương dễ chịu kích thích người tiêu dùng và sẽ khiến họ chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm. Chuỗi siêu thị cấp cao Bloomingdale’s là ví dụ điển hình cho bí quyết này. Bên cạnh đó,nhiều hãng thời trang như Hugo Boss cũng đã tạo ra riêng cho mình một mùi hương đặc trưng, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
6. Rau và hoa quả thực chất là cách kích thích người tiêu dùng sử dụng đồ ăn nhanh
11 chieu doc marketing 6
Gian hàng trái cây trong siêu thị

Gần như các chuỗi siêu thị lớn đều đặt mặt hàng rau và hoa quả ở điểm người tiêu dùng bắt đầu bước vào. Đây hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà đã được tính toán rất kỹ. Bởi chính những mặt hàng này khiến người tiêu dùng cảm thấy họ đã tiêu thụ những thứ có lợi cho sức khỏe. Và việc những khách hàng nói trên ngay sau đó mua những sản phẩm như bánh ngọt, khoai tây chiên hay đồ uống có ga cũng sẽ không có ảnh hưởng gì.
7. Tăng giá trước rồi giảm giá sau để đánh lạc hướng người tiêu dùng
11 chieu doc marketing 7
Mặt hàng thời trang thường áp dụng chiêu này

Rất đơn giản, các nhãn hàng chủ động đẩy giá sản phẩm lên một mức cao rồi thông qua các chiến dịch khuyến mãi để đưa giá sản phẩm về đúng với ý của mình. Bằng chiêu thức này, người tiêu dùng cảm thấy họ đã mua được sản phẩm ở mức giá rẻ hơn.
8. Không gửi ngay hóa đơn cho người tiêu dùng
11 chieu doc marketing 8
Gian hàng âm nhạc online của Apple

Ví dụ sinh động nhất cho chiến thuật này chính là người khổng lồ trong lĩnh kinh doanh sản phẩm âm nhạc trực tuyến – Apple. Apple sẽ bắt khách hàng của mình phải chờ từ vài giờ đồng hồ cho tới vài ngày rồi mới gửi hóa đơn cho việc mua sắm của khách hàng. Lý giải cho sự “chậm trễ” này, trang báo Wired cho hay Apple muốn các khách hàng lỡ mua phải những sản phẩm âm nhạc tồi cảm thấy bớt tiếc tiền cho quyết định “dại dột” của mình.
9. Các quán bar, nhà hàng không đưa ký hiệu tiền tệ vào thực đơn
11 chieu doc marketing 9
Thực đơn với đơn vị tiền tệ được loại ra

Bằng cách làm này, các địa điểm ăn uống đã đánh lạc hướng người tiêu dùng và khiến họ “quên mất” rằng họ đang tiêu tiền. Nghiên cứu của đại học Cornell cho thấy, thực khách có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn khi các ký hiệu tiền tệ biến mất trên thực đơn nhà hàng.
10. Thu hút khách hàng thông qua việc cho họ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
8_thoi_quen_xau_khi_di_shopping_cua_phu_nu_tuoi_30__gif12
Tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm khiến khách hàng dễ  ra quyết định mua hàng

Theo báo cáo từ Học viện công nghệ California, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn tối đa 50% cho mặt hàng họ có thể tiếp xúc trước khi mua. Trong xu thế phát triển của mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền cho việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống bởi họ có thể trực tiếp cảm nhận sản phẩm trước khi đưa ra quyết định.
11. Các bản nhạc có tiết tấu chậm giúp kéo khách hàng nán lại lâu hơn cũng như tăng tính cảm xúc với thương hiệu
11 chieu doc marketing 11
Âm nhạc khiên cho khách hàng có nhiều cảm xúc mang hàng hơn

Một nghiên cứu tại Scotland cho thấy thực khách chi nhiều tiền hơn khi các bản nhạc chậm được phát, và điều ngược lại xảy ra đối với các ca khúc có tiết tấu nhanh, mạnh. Đây có lẽ là lý do chuỗi cửa hàng Starbucks chỉ phát nhạc jazz, cũng như các cửa hàng thực phẩm chỉ ưa chuộng các bản nhạc chậm rãi. Ngược lại, những bản nhạc có tiết tấu nhanh lại kích thích người tiêu dùng đưa ra quyết định nhanh chóng về sản phẩm.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

26 câu nói không nên nói với "Sếp"

with 0 Comment
Sự thành thật luôn được đánh giá cao trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể nói bất cứ điều gì mình muốn, nhất là 26 câu dưới đây.
26 câu nói không nên nói với sếp

1. Tôi không thể

Đối với sếp, một thái độ kiểu như “có thể” từ nhân viên luôn được trân trọng. Còn đối với “Tôi không thể”, sếp sẽ nhìn nhận bạn như một người thiếu tự tin hoặc không có ý chí nắm bắt cơ hội - 2 điều không hề có lợi cho bạn.

2. Đó không phải phần việc của tôi

Điều này cho thấy bạn không sẵn sàng nỗ lực cũng như cố gắng để đóng góp cho sự thành công của công ty.

3. Tôi không biết

Bạn có lẽ không thể làm được tất cả mọi việc, nhưng việc đưa ra dự đoán hay một lời hứa về việc sẽ nỗ lực tìm hiểu vấn đề vẫn tốt hơn nhún vai và nói không.

4. Không!

Sếp yêu cầu sự hợp tác của nhân viên, và đồng thời sếp cũng muốn những câu trả lời “dễ nghe” từ họ. Việc nói “không” đối với sếp là cả một thử thách, tuy đôi khi là cần thiết, nhưng bạn phải vô cùng cẩn thận cũng như nên có một sự giải thích thỏa đáng.

5. Tôi sẽ cố

Nhiều người cho rằng “Tôi sẽ cố” là một câu chấp nhận được khi trả lời sếp, bởi chúng ta ai cũng “cố gắng” để làm mọi việc bằng tất cả khả năng của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho sếp cảm thấy không chắc chắn, và bởi vậy khi giao việc cho bạn, sếp sẽ không quên kèm theo thời hạn dành cho nó. Hãy thử đặt mình vào tình huống bạn muốn sếp ký duyệt lương cho mình trong thời gian sớm và nhận được câu trả lời “Tôi sẽ cố”, bạn sẽ thấy đây quả là một câu nên hạn chế nói ra.

6. Đó không phải điều tôi nghe được

Không nên ngồi lê đôi mách cũng như buôn chuyện bởi đó có thể là con dao 2 lưỡi. Nếu bạn không chắc chắn về điều gì, hãy kiên nhẫn, nếu không bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị sếp đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

7. Tôi được lợi gì từ việc này?

Đôi khi công việc của bạn đi kèm với việc phải giúp đỡ đồng nghiệp cũng như các ban ngành khác trong công ty. Sếp không bao giờ thích những nhân viên ích kỷ.

8. Tôi rất tiếc, nhưng….

Bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu biết thẳng thắn nhận lỗi và hứa sẽ làm tốt hơn, thay vì đổ lỗi cho người khác.

9. Tôi đã cố hết sức rồi

Nếu bạn phạm sai lầm dù đã làm hết sức mình, câu nói trên sẽ khiến sếp đánh giá năng lực của bạn. Trong tình huống này, tốt hơn hết bạn hãy hứa với sếp sẽ làm tốt hơn trong tương lai.

10. Tôi sẽ nghỉ việc

Không bao giờ đưa ra lời cảnh báo sẽ nghỉ việc. Điều đó chỉ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp cũng như sếp sẽ cho rằng bạn là một nguy cơ đối với công ty.

11. Tôi chỉ giả định rằng…

Câu nói này sẽ khiến nhiều sếp cảm thấy bực tức, bởi họ sẽ dễ dàng chấp nhận rằng bạn làm sai bởi những lý do mang tính chủ quan cũng như sẵn sàng học hỏi từ lỗi lầm đó, thay vì việc bạn đưa ra lời bao biện.

12. Tôi đã thử cách này trước đây rồi

Sếp không thích nhân viên lười biếng. Hãy chứng minh cho sếp thấy bằng hành động để thuyết phục sếp thay vì nói suông. Đồng thời hãy tìm cách giải thích hợp lý nhất với sếp và không quên vui vẻ đưa ra 1 giải pháp hợp lý hơn.

13. Hồi ở công ty cũ, chúng tôi làm thế này này…

Không sếp nào thích những nhân viên “biết tuốt”. Bởi vậy bạn nên tìm cách nói lọt tai hơn khi bạn cho rằng bạn có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn gợi ý của sếp.

14. Đó hoàn toàn không phải lỗi của tôi, mà là lỗi của XYZ…

Đổ lỗi cho người khác là một hành động nguy hiểm. Nếu bạn thực sự vô tội, hãy giải thích rõ với sếp lý do. Đừng làm liên lụy tới người khác nếu trách nhiệm thực sự thuộc về bạn. Hãy biết chịu trách nhiệm, bởi nếu bạn thường xuyên chỉ điểm người khác, sếp sẽ tự đặt câu hỏi rằng ai mới là người đáng trách kể cả khi đó không phải bạn.

15. Cách của sếp cũ hay hơn

Các sếp thường cho rằng phương pháp của mình tốt hơn người tiền nhiệm bởi họ đang là người đương chức. Bạn nên lưu ý rằng, trừ phi gợi ý của sếp hoàn toàn là sai lầm, đừng bao giờ đưa ra lý lẽ kể trên chỉ bởi lí do bạn dễ dàng thích nghi với cách làm việc cũ.

16. Tôi chán

Đôi lúc bạn cảm thấy chán nản và chia sẻ điều này đối với sếp - đối tượng sai. Bạn nên nhớ mình được trả lương để làm việc cũng như tỏ ra xông xáo với những gì mình làm, và đó là trách nhiệm của bạn trong việc tìm thấy niềm vui chốn công sở.

17. Tôi không thể hợp tác được với XYZ…

Điều này đã không được khuyến khích ngay từ khi chúng ta là học sinh tiểu học, chứ đừng nói đến việc đã đi làm. Sếp sẽ cho rằng bạn không có khả năng thỏa hiệp vì lợi ích chung của công ty.

18. Hắn là một thằng ngốc

Chê bai, chỉ trích người khác không nâng giá trị của bạn trong mắt sếp mà trái lại, sếp sẽ cảm thấy băn khoăn về chính bạn.

19. Nếu tôi không nhận được câu trả lời, tôi sẽ làm theo cách của riêng tôi

Câu nói có hơi hướng đe dọa trên sẽ không mang lại hiệu quả gì. Tốt hơn hết, hãy biết kiên nhẫn thay vì thực hiện để rồi phải gánh chịu hậu quả.

20. Tại sao cô ta luôn luôn….

Những lời than thở luôn mang lại cảm giác khó chịu. Nếu bạn cảm thấy mình không được đối xử công bằng, hãy đặt vấn đề với sếp về việc làm cách nào bạn có thể có được những điều mình mong và quan trọng nhất. Bạn cũng đừng bao giờ lôi thêm người thứ 3 vào cuộc đối thoại với sếp.

21. Tôi có thể hỏi ý kiến sếp tổng chuyện này được không?

Qua mặt sếp không bao giờ là 1 ý kiến hay, trừ phi bạn sắp nghỉ việc và không còn gì để mất.

22. Tôi không có câu trả lời cho vấn đề này

Đừng bao giờ trình bày với sếp các vấn đề mà quên kèm theo các giải pháp tiềm năng. “Nhà lãnh đạo nói về giải pháp, còn kẻ theo đuôi thì chỉ lải nhải về vấn đề.”

23. Tại sao anh ta lại được còn tôi thì không?

Hãy học cách tập trung phát triển sự nghiệp của riêng mình thay vì soi mói lương hay việc thăng tiến của người khác, trừ phi bạn tận mắt chứng kiến người khác được thiên vị 1 cách trắng trợn.  Gặp phải tình huống này, bạn nên thảo luận sự việc 1 cách chuyên nghiệp khi trong tay đã có đầy đủ bằng chứng.

24. Tôi bận lắm. Rời việc này lại sau được không?

Bạn có trách nhiệm bàn bạc với sếp về thứ tự ưu tiên công việc bởi bạn được trả lương để hoàn thành các công việc sếp giao phó. Tốt nhất, bạn nên thảo luận rõ ràng với sếp về việc nên làm việc nào trước, việc nào sau.

25. Tiến độ công việc chậm chạp thế này thì hôm nay tôi xin nghỉ sớm

Nếu bạn có việc cần về sớm, không sao cả. Nhưng đừng bao giờ lấy lí do công việc tiến triển chậm hay không có việc gì để làm. Sếp luôn thích những nhân viên chủ động trong công việc.

26. Điều đó là không thể nào!

Sếp không bao giờ muốn nghe những điều tiêu cực hoặc thiếu sức thuyết phục. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy nói rõ với sếp và yêu cầu trợ giúp. Luôn luôn cân nhắc trước khi chia sẻ suy nghĩ của mình với cấp trên, và cách tốt nhất là hãy đặt mình vào vị trí của sếp. 

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Những quảng cáo làm cả thế giới bàng hoàng

with 0 Comment
Trong vài thập kỷ qua, đã có rất nhiều quảng cáo khiến người xem "sốc" bởi cách sử dụng hình ảnh đầy tính bạo lực, đụng chạm tới những điều cấm kỵ hay dung tục.

Vào năm 2009, tổ chức Casa Do Menor tại Tây Ba Nha đã tạo nên quảng cáo chỉ trích hậu quả của nạn lạm dụng trẻ em. 
Hình ảnh quảng cáo "sốc" của Caribu Bitter vào năm 2009 nhằm diễn tả loại chocolate "ngon khủng khiếp" cùng dòng chữ "Mặt trái của sự ngọt ngào". (Peru)
Tổ chức Concordia Children's Services minh họa hình ảnh những đứa trẻ bị bỏ rơi tại Manila, Philippines vào năm 2008.
Thương hiệu thời trang Dolce&Gabbana đã nhận được vô số lời chỉ trích cho poster quảng cáo này bởi nó khiến người xem liên tưởng đến vấn nạn hiếp dâm. 
Tổ chức Family Network đưa ra quảng cáo nhằm phản đối nạn bỏ rơi cha mẹ già với thông điệp: "Đừng khiến cha mẹ bạn phải ghen tị với những tình yêu khác của bạn". 
Năm 2013, website Ekburg.ru đã đưa ra hình ảnh bình luận về việc mất tập trung khi lái xe với thông điệp: "Hãy nghĩ tới cả hai mặt". 
Tổ chức Humans for Animals đã bị chỉ trích khi đăng tải hình ảnh thể hiện sự tàn ác của động vật vào năm 2005. 
Những hình ảnh biếm họa không đẹp mắt trong quảng cáo của thương hiệu đồ lót Hanes.
Một quảng cáo khác nói về nạn lạm dụng trẻ em được Good Parent Poland thực hiện vào năm 2009. 
Vào năm 2011, tổ chức PETA đã tung hình ảnh châm biếm về nạn hành hạ động vật của các rạp xiếc với dòng chữ: "Chào mừng đến chương trình biểu diễn buồn nhất trên trái đất". 
Nhằm minh họa sản phẩm của họ không bị phá hủy theo thời gian, hãng Masterlock đã sử dụng những hình ảnh quảng cáo gây phẫn nộ cho người xem. 
Tổ chức tình nguyện Crisis Relief Singapore đã dành giải thưởng Quảng cáo Cannes Lion với thông điệp về nút like (thích) trên mạng xã hội: "Chỉ like thôi là chưa đủ". 
Thương hiệu thời trang thể thao Pony đã vô tình "đụng chạm" đến vấn đề chủng tộc trong quảng cáo giày vào năm 2004. 
Vào năm 2013, Liên đoàn quốc tế Chống phân biệt chủng tộc và Do Thái đã thực hiện một quảng cáo nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc với thông điệp "Màu da không quyết định tương lai của bạn". 
Đây là hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo của tổ chức Moms Demand Action for Gun Sense nhằm chỉ trích vấn đề quản lý súng lỏng lẻo tại Mỹ năm 2013.  
Hiệp hội Phụ nữ Liên hợp quốc đã sử dụng hình ảnh ghi lại mục tự động hiện từ khóa của Google để cho thấy nạn phân biệt đối với phụ nữ với thông điệp "Phụ nữ cần được hưởng công bằng" vào năm 2013.
Tổ chức Hoang dã thế giới (WWF) Brazil đã khiến toàn thế giới phẫn nộ khi đăng tải hình ảnh gợi nhớ về sự kiện 11/9 để minh họa cho số người chết trong vụ sóng thần ở châu Á. 
Vào năm 2010, tổ chức Thai Health đã tung ra hình ảnh minh họa mối liên quan giữa sự buồn ngủ và các tai nạn giao thông kèm theo thông điệp: "Đừng lái xe khi buồn ngủ". 


Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Các đại gia thường là học sinh "cá biệt" và trải đời sớm

with 0 Comment
Thi rớt đại học 2 lần, nghỉ học giữa chừng, thầy cô chê "óc bã đậu"... những đặc điểm của những học sinh cá biệt, lại là điểm chung thường thấy ở các thiên tài và đại gia.

Không phải vô lý khi có người nhiều học sinh “cá biệt” “quậy phá” đã gặt hái được nhiều thành công sau này, bởi một phần họ là những người đó rất giỏi kỹ năng sống. Ngay cả đến Jack Ma- Tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc, đang nổi đình nổi đám trong những ngày vừa qua lại là người từng thi rớt đại học đến 2 lần.
Chọn ngành nghề, tìm cơ hội việc làm, sự nghiệp là vấn đề trọng đại cả đời của hầu hết bạn trẻ và phụ huynh. Gạt sang một bên những trường hợp “con ông cháu cha”, hay những vấn đề tiêu cực trong tiếp cận cơ hội công việc, rồi những bất cập của giáo dục đã được mổ xẻ nhiều thì câu hỏi đặt ra ở đây là: “Có cơ hội công bằng cho mọi đối tượng không? Tỷ lệ thất nghiệp cao như thế, tôi/con chúng tôi có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp không?”.
Luôn có một tuýp người nhìn thấy nguy cơ thất nghiệp rất cao; và một tuýp người không bao giờ thất nghiệp, mà xã hội hay tổ chức nào cũng mong đợi, tìm kiếm.
1. Học như máy
Những học sinh/sinh viên chây ỳ, kém cỏi khó có cơ hội đã đành; những người thuộc nhóm siêu chăm, học như nghiền chữ cũng dễ thất nghiệp. Nghe vô lý, nhưng thực tế có những bạn trẻ suốt 12 năm phổ thông + 4 năm đại học luôn cần mẫn mỗi ngày 3 buổi trên giảng đường/thư viện; bảng điểm siêu giỏi, bằng cấp xuất sắc và … hết. Không kỹ năng xã hội, không kinh nghiệm làm việc, không quan hệ (networking). Kết quả sau mấy năm cặm cụi cày cuốc, nếu không dựa vào quan hệ sẵn có của bố mẹ, thì nhiều sinh viên ra trường không mang bằng về quê ngắm thì cũng đành gác đấy mà tìm tạm kế mưu sinh.
Không phải vô lý khi nhiều người nói: nhiều người là học sinh “cá biệt” “quậy phá” đã gặt hái được thành công sau này. Đơn giản vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống;sự “quậy” ở mức nào đó cho họ khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện bản lĩnh đối mặt với rắc rối.
Họ cũng rất biết điều phối bản thân và xây dựng các mối quan hệ cả ngoài và trong nhà trường. Bill Gates, Steven Jobs hay Mark Zuckerberg cũng là “học sinh cá biệt” khi bỏ đại học đi “làm việc vô bổ”.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 5
Bill Gates, Mark Zuckerberg và Steven Jobs
Có bạn từng lên mạng kêu trời vì sinh viên mới ra trường lấy đâu kinh nghiệm mà đi phỏng vấn các nhà tuyển dụng cứ đòi kinh nghiệm. Đúng và không đúng! Đúng vì kinh nghiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn có thể không có cơ hội tiếp cận; nhưng không đúng vì kinh nghiệm có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến làm việc. Từ đơn giản như cách sinh viên tranh thủ đi bán hàng, giúp việc, làm gia sư.. kiếm thêm thu nhập; đến tổ chức các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động chuyên môn hay đóng góp ý tưởng, công sức cho các công trình khoa học, phát triển cộng đồng.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 4
Đừng đợi đến khi ra trường mới đi kiếm việc để làm
Một sinh viên báo chí đợi đến lúc ra trường mới chạy vạy khắp nơi để một tòa soạn nhận vào, ngồi chờ giao đề tài đi viết bài thì cầm chắc thất nghiệp. Chẳng biên tập viên, phóng viên nào đủ kiên nhẫn và mạo hiểm nhận một người chẳng biết gì để dắt tay chỉ việc.
Một người thạo việc sẽ không chỉ ngồi học thuộc lòng các bài giảng, mà ngay từ năm thứ nhất sẽ tham gia các diễn đàn chuyên môn; sẵn lòng tham gia tranh luận hay chia sẻ thông tin, quan điểm với những nhà báo đang làm việc.
Điều tối thiểu cũng phải biết tên tuổi, phong cách làm việc, địa chỉ liên hệ của các tòa soạn, các nhà báo chủ chốt; tiến tới là viết từ những bài đơn giản đến phức tạp gửi đến tòa soạn. Vậy là khi ra trường, tên tuổi cũng đã ít nhiều được chính tòa báo biết đến. Báo chí, cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, luôn khát những người có năng lực thật sự. Cơ hội luôn công bằng.
2. Việc ngoài cổng trường không đáng quan tâm
Một hiện tượng khá phổ biến, đáng suy ngẫm, là rất nhiều cuộc tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn của các diễn giả nổi tiếng; các hội thảo và sự kiện… được thông báo rộng rãi trên mạng xã hội, vào cửa miễn phí nhưng người đến dự chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp, giới chuyên môn, sinh viên rất ít tham gia.
Trong khi các hội thảo, tọa đàm kia là nơi họ có thể gặp các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sáng lập hay quản trị dự án… những người có thể là cơ hội, là sếp tương lai của họ. Có mất gì một chiều Chủ Nhật đến nghe và học hỏi; kèm vài câu nói “Chú phát biểu hay quá!“, hay “Anh nói đúng điều em đang suy ngẫm”.. đi kèm những phát hiện, đóng góp chân thành. Tin hay không tùy bạn, nhưng nhiều khi những câu nói kiểu vậy có thể tiết kiệm cho bạn đến vài năm cuộc đời hay vài chục/trăm triệu “chạy” việc đấy!
3. Tính toán thiệt hơn
Tuổi trẻ là hồn nhiên, là nhiệt huyết, là hết mình. Khái niệm hoạt động phong trào, tham gia tình nguyện, khám phá, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng gần đây được giới trẻ quan tâm tham gia nhiều hơn. Nhưng vẫn là điều khó chia sẻ với nhiều bậc phụ huynh và cả các bạn trẻ. Việc “đi hành xác không công” là sự ngớ ngẩn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học ở trường là tư duy khá phổ biến.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 6
Trải nghiệm việc xã hội để có thêm kỹ năng sống
Nhưng trong sự “không công” đó có vô số “công” khác không thể đong đếm định lượng được. Thật khó hình dung sinh viên các trường khoa học xã hội, nhân văn, sức khỏe và phát triển cộng đồng làm sao để trở thành những cán bộ tốt khi họ không có những tiếp xúc, cảm nhận, và đồng cảm nào với con người, với cuộc sống thực và những vấn đề thực đang tồn tại.
Một bác sĩ cộng đồng không biết đến đời sống văn hóa, điều kiện sống thật liệu anh ta có ý niệm nào về nguyên nhân bệnh dịch; một sinh viên kinh tế không biết tới những vật lộn sinh nhai thực liệu có nảy ra được ý tưởng kinh doanh mới mẻ? Không phải vô lý khi học sinh/sinh viên nước ngoài luôn được khuyến khích đi thực tế, tham gia các chương trình tình nguyện trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề học.
Còn đi làm thêm, dù là việc giản đơn cũng sẽ có người trả lương và người nhận lương; có cấp trên cấp dưới; có phân công công việc và trách nhiệm; giống như mọi mô hình làm việc nào. Chẳng phải ngay cô tiểu thư thứ hai nhà Hilton, Nicky đi làm bồi bàn cà phê, khác hẳn cô chị chỉ biết ăn chơi sao.
Có vô số lý do để một người thành công hay thất bại, cả ngẫu nhiên và tự nhiên, không thể đề cập hết. Trong khuôn khổ một bài viết, tôi vẫn cho rằng câu nói “số phận nằm trong tay ta” luôn đúng. Và công thức để ta làm chủ cơ hội của đời mình cơ bản là: kiến thức, kỹ năng sống, và khát vọng. Người thiếu điều thứ nhất có thể bù đắp bằng nỗ lực hàng ngày; thiếu điều thứ hai phải bù bằng thời gian; thiếu điều thứ ba sẽ chỉ tồn tại. Thiếu tất cả sẽ là con số 0.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Chìa khóa viết 1 bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo từ A-Z

with 0 Comment
Trong kinh doanh hay học tập, dù bạn làm gì cũng cần phải lên kế hoạch chi tiết. Một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ, có mục tiêu và thời gian xác thực sẽ giúp bạn làm việc và theo dõi công việc một cách hiệu quả hơn. Với tôi hằng ngày trước khi bắt đầu làm việc tôi đều dành ra khoảng 5 phút để viết 1 bản kế hoạch. Ở đó tôi sẽ list ra các công việc phải làm và ghi rõ thời gian hoàn thành. Còn nếu bạn làm startup thì sẽ cần những bản kế hoạch chi tiết và rông lớn hơn nhiều.

[ Infographic ] Cách lập một bản kế hoạch hoàn hảo

Chìa khóa viết một bản kế hoạch chi tiết
Chìa khóa viết một bản kế hoạch chi tiết


Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Những ngọn núi cô đơn

with 0 Comment
Những ngọn núi cô đơn

Trong quyển sách "Tinh hoa lãnh đạo", Jonh Maxwell kể cho chúng ta câu chuyện về nhà lãnh đạo cô đơn:
Một bức tranh biếm hoạ có hình ảnh một giám đốc điều hành ngồi cô đơn sau một chiếc bàn lớn. Đứng ngoan ngoãn bên kia chiếc bàn là một người đàn ông trong trang phục công sở đang nói :"Nếu vị trí lãnh đạo làm ngài cảm thấy thoải mái thì chắc chắc ngài sẽ cảm thấy cô đơn khi ở vị trí thấp hơn."
Jonh nhận xét
Đối với nhiều người, nhà lãnh đạo là người cô đơn trên đỉnh núi và nhìn xuống nhân viên. Anh ta bị chia cắt, cô lập và cô đơn. Do đó mới có câu nói "Cô đơn trên đỉnh núi". Nhưng tôi khẳng định một nhà lãnh đạo vĩ đại không bao giờ nói câu đó. Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo và cảm thấy cô đơn, có thể bạn làm sai điều gì đó. Hãy suy nghĩ. Nếu bạn hoàn toàn cô đơn điều đó có nghĩa làkhông ai nghe theo bạn, nghĩa là bạn không thực sự lãnh đạo

TƯ TƯỞNG VỊ TRÍ TẠO NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO CÔ ĐƠN

Trong 5 cấp độ lãnh đạo, tư tưởng vị trí sẽ giữ các nhà lãnh đạo ở lại cấp độ 1 như John đã chia sẻ:
Lãnh đạo mang tính quan hệ cũng như tính vị trí. Một nhà lãnh đạo có tính tiếp cận mang tính quan hệ sẽ không bao giờ cô đơn.  Thời gian xây dựng mỗi quan hệ sẽ tạo ra tình bạn với người khác. Mặt khác, nhà lãnh đạo mang tính vị trí thường cô đơn. Mỗi lần sử dụng chức danh và quyền hạn của mình để "thuyết phục" nhân viên làm một việc gì đó, tức là họ tạo ra khoảng cách với mọi người. Về cơ bản, họ thường nói: "Tôi ở vị trí cao hơn. Anh ở vị trí thấp hơn. Do đó, hãy làm những gì tôi bảo." Điều đó khiến mọi người ngày càng xa lánh và tạo khoảng cách với người lãnh đạo. 
Đây là một tâm lý có thể ai cũng biết: không ai muốn mình làm một việc vô nghĩa và không có mục đích. Không có ai muốn mình lặp đi lặp lại một công việc chỉ để cho có và không có ý nghĩa gì với công ty, cuộc đời chính mình chỉ vì sếp thích như vậy. Nhưng những công việc như vậy có rất nhiều trong các công ty không có lãnh đạo giỏi ở Việt Nam
Kiểu quản lý bằng mệnh lệnh và kiểm soát mọi người trong công ty từ lâu đã trở nên lạc hậu. Thay vào đó, các nhà quản lý ngày nay luôn mong muốn nhận được những lời góp ý, phản hồi từ khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên và chủ động tham gia, đóng góp vào những gì họ tiếp nhận được. Nhân viên làm việc không chỉ vì tiền lương mà họ còn mong muốn được nhận thêm phần “lợi nhuận” vô giá đầy ý nghĩa từ cách quản lý của người lãnh đạo. (7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm hứng)


1. KPI không thống nhất, không xác định phương hướng
Đầu tiên hãy xem cách chọn KPI (performance indicator) để đánh giá một phòng ban hay một cá nhân cụ thể trong công ty. Đây là chỉ số dùng để đánh giá một cá nhân hoặc một phòng ban đã làm việc tốt hay chưa. Đó có thể là số lượng application, đó có thể là doanh số, đó có thể là sự tăng trưởng về mức độ nhận biết thương hiệu..

Những điều này chỉ có ý nghĩa khi KPI đạt được chuẩn Smart criteria xuất hiện từ năm 1981: cụ thể, đo lường được, có khả năng đạt được, thực tế và có thời gian cụ thể.

KPI thống nhất

Nó không thể xuất phát từ suy nghĩ của một cá nhân là lãnh đạo chỉ vì họ tin, họ cảm và không có một cơ sở nào cho việc đạt được nó hay không. Nó cũng không thể xuất phát từ sở thích "sáng nắng chiều mưa" . Hôm nay mục tiêu là doanh số, sau một đêm sẽ đổi thành độ phủ về kênh phân phối, tuần sau sẽ là hai cái đó, tháng tới sẽ là đổi qua số lượng bài PR. Việc thay đổi xoành xoạch chỉ vì sự chỉ đạo của người lãnh đạo sẽ dẫn cả team cùng với ngừoi Hobbit tham gia "một hành trình vô định".


Trong bài viết "7 bí quyết của nhà lãnh đạo truyền cảm hứng có viết":
Nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục người khác luôn biết cách đưa ra và truyền đi một định hướng cụ thể, thích hợp, và dễ nhớ. Một mục tiêu kiểu như “Chúng ta dự định sẽ tăng gấp đôi doanh thu trong năm tới” không hề có khả năng truyền cảm hứng cho những người thực hiện. Những bản báo cáo đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện dài dòng, khó nhớ rất dễ bị chôn vùi đâu đó trong ngăn bàn hoặc hộc tủ. Một định hướng ngắn gọn (thường khoảng 10 chữ hoặc ít hơn), mô tả sinh động và sâu sắc về ảnh hưởng của sản phẩm hay dịch vụ của bạn đối với thị trường khi dự án thành công sẽ hiệu quả hơn nhiều.

2. KPI vô nghĩa

Công ty nào cũng có báo cáo, một số công ty có nhiều báo cáo hơn, có công ty báo cáo thường xuyên hơn. Bản thân tôi cũng có rất nhiều chỉ số phải theo dõi, thậm chí là theo dõi hằng ngày để có phương án điều chỉnh nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động.

Điều này có nghĩa là báo cáo là cần thiết và giúp chúng ta hoạt động tốt hơn, kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều con số chỉ báo cáo để mà báo cáo. Người lãnh đạo thậm chí còn không biết chỉ số đó có nghĩa là gì và tại sao lại cần biết.
Bản thân tôi từng làm những report hàng ngày, hàng tuần với vài trăm chỉ số và phát hiện ra chả để làm gì cả. Họ đo chỉ để đo, vì nó có thể đo được, có thể lượng hoá chứ không có ý nghĩa gì với cá nhân người thực hiện, không có ý nghĩa gì với doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo đo mà không cần biết nó có ý nghĩa gì, họ sẽ dẫn dắt mọi người đi tới "nowhere".



Đơn cử như nhiều bạn đã biết, số lượng fan (liked) của một fanpage là vô nghĩa. Thế nhưng trong hầu hết các báo cáo về mảng này đều xem đó là một chỉ số theo dõi sự tiến bộ của kênh social.

Chúng ta chỉ nên đo những gì có ý nghĩa!

Khi chúng ta mang quy trình để áp đặt, để bắt mọi bộ phận tăng trưởng những điều vô nghĩa, bạn sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi về đâu? Khi mục tiêu chung của bạn là tiến về Sài Gòn, giải phóng đất nước thì mọi cánh quân đều phải cùng mục tiêu.

Hãy chọn yếu tố nào là quan trọng nhất và đo lường 100 chi tiết trên đó, hơn là tập trung vào 100 chỉ số khác nhau.

LÀM SAO ĐỂ HẾT CÔ ĐƠN: TRUST!

Mua trọn gói
Một buổi trưa, khi cùng ngồi sau lưng một trạm xe bus uống cafe cóc sau cơm trưa, tôi có dịp nói chuyện với CFO của CareerBuilder Việt Nam, anh Trương Đình Nam. Anh Nam hỏi tôi một câu hỏi: "Làm thế nào để học hỏi một người giỏi hơn?". Câu hỏi rất hay, vì xung quanh chúng ta luôn có những người giỏi, nhưng không phải ai chúng ta cũng học được. Câu hỏi nhắc cho tôi lý do tôi vào công ty này là những người lãnh đạo nhiều năm kinh nghiệm, họ đều là những người giỏi. Tôi muốn làm việc với họ, học hỏi từ họ. Nhưng làm sao để làm được điều đó?

Sau khi đợi tôi trả lời ý của mình, anh Nam mới nói câu trả lời: "Muốn như vậy mình phải học trọn gói". Trọn gói là sao, là học hết mọi thứ từ họ, vì mình dở hơn họ nên có nhiều chuyện mình dùng khả năng của mình (đang kém hơn họ) để phân định đúng sai thì khả năng mình phán đoán sai là cao.
  • Ví dụ khả năng của người giỏi hơn khi ra quyết định là 9 lần đúng, 1 lần sai. Điều này có thể hiểu là có tốt có xấu, nhiều mặt. 
  • Mình đang ở tỉ lệ 6/4 
  • Mình dùng khả năng 6/4 để phán đoán người đang ở tầm 9/10 thì với những hạn chế của mình, bạn sẽ chọn được 6/4, tức là cuối cùng dùng cách học này bạn sẽ tệ hơn chứ không tốt hơn.
  • Muốn lên được cấp 9/10, đầu tiên bạn phải học trọn gói, giỏi như thầy trước rồi mới tính tới chuyện nâng cấp.
Nói cách khác, ở vai trò là người cắp cặp theo thầy thì phải tin thầy. Có như vậy mới mong nhãn quang được khai mở.  Đây là một quan điểm thú vị, nó gọi mở cho chúng ta về lòng tin. Thương hiệu có câu rất quen thuộc: một mối quan hệ được bắt đầu bằng sự tin tưởng (TRUST) và danh tiếng được xây dựng dựa trên việc thực hiện lợi hứa. Chỉ có tin tưởng vào thương hiệu bạn mới sẵn lòng trả giá cao hơn, sẵn sàng sử dụng nó một cách an tâm.  Chỉ có tin tưởng rất nhiều vào thầy, học trò  mới có thể làm theo mọi thứ mà thầy dạy.

Làm thế nào để xây dựng lòng tin đó? Anh Tăng Trị Trọng, Giám đốc Kinh doanh Cấp cao tại VietnamWorks gợi ý cho tôi 3 điều để xây dựng niềm tin, tôi thêm một điều là "sự chính trực" để có danh sách dưới đây:
  1. Listening: không phải là nghe (hear) mà là lắng nghe. 
  2. Keep promise - giữ lời hứa
  3. Lead by example
  4. Sự chính trực

Listening


Như tôi đã đề cập ở phần KPI vô nghĩa, nếu bạn không lắng nghe, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong tương lai, đặc biệt là khi bạn không am hiểu công việc cụ thể đó nhưng vẫn muốn mọi người theo ý mình. Lắng nghe và biết trao quyền là chìa khoá để một đội ngũ hoạt động hiệu quả. 

Trong bài viết về nghệ thuật lãnh đạo của Jack Welch ở công ty General Electric (GE) có rất nhiều chi tiết liên quan tới việc lắng nghe và trao quyền
  • Lãnh đạo, chứ không phải quản lý: Người lãnh đạo có tài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt nhân viên đạt đến tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt. Muốn vậy, người lãnh đạo không nên quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác.
  • Tạo dựng bầu không khí làm việc thân tình: Người lãnh đạo nên xây dựng một bầu không khí làm việc thân tình trong công ty. Sự gần gũi sẽ giúp con người nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Một bầu không khí như thế có thể được tạo dựng bằng nhiều cách thức như cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái khi đi làm, khuyến khích nhân viên trình bày ý tưởng của mình, tổ chức những buổi họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kỳ.
  • Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi: Nhà lãnh đạo giỏi phải dự đoán được xu thế vận động của thế giới, phải làm cho nhân viên hiểu rằng sự thay đổi là tất yếu và là cơ hội phát triển hay ít nhất là một thách thức có thể vượt qua nếu như chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo.
  • Tạo cảm hứng cho nhân viên: Welch không thích lãnh đạo theo kiểu “Sếp luôn luôn đúng”. Theo ông, người lãnh đạo cần phải tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng cách lắng nghe họ trình bày quan điểm và thể hiện sự trân trọng của mình đối với những nỗ lực của họ.
  • Giảm cường độ mà tăng hiệu quả quản lý: Nhà lãnh đạo nên giảm bớt sự giám sát và để cho nhân viên tự chủ nhiều hơn. Hãy tin tưởng vào năng lực của nhân viên, giao việc cho họ và cung cấp những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc. Khi đó kết quả mà họ mang lại sẽ tốt hơn.
Chúng ta chưa phải là Jack Welch nên đừng bịt tai không nghe và theo kiểu "sếp luôn luôn đúng". Hãy học cách lắng nghe từ người Trung Quốc



Keep promise

Giữ lời hứa là điều khó. Bạn có thể làm hàng nghìn điều cho người khác, nhưng có khi họ chỉ coi đó là trách nhiệm của bạn, họ sẽ không mang ơn bạn hay nhớ tới chuyện đó đâu. Nhưng nếu bạn không thực hiện 1 lời hứa với họ, họ sẽ nhớ điều đó rất lâu.

Bạn Hải Yến, PR&Event Manager của CareerBuilder nhận xét tôi là người lắng nghe(listener) nhưng nhiều khi nói xong mà không thấy tôi thực hiện mong đợi của bạn gửi gắm. Lắng nghe và thực hiện lời hứa là khác nhau. Tôi giải thích với bạn ấy:
Có nhiều điểm khác biệt khi anh nghe bọn em nói. Việc trò chuyện để chia sẻ khác với chuyện sau khi nghe anh sẽ hành động gì đó. Nếu anh nói: anh hứa với em, anh sẽ làm ABC thì anh sẽ thực hiện lời hứa đó. Em hãy nhìn lại xem có việc gì anh hứa với bọn em mà anh chưa làm? Nhưng nếu anh không hứa gì cả, nghĩa là anh nghe, nhưng cũng có khi cần phải có thể thời để suy nghĩ thêm, cân nhắc thêm. 
Hãy rất cẩn thận khi hứa. Nếu bạn không thực hiện lời hứa, lòng tin của những người làm việc với bạn sẽ suy giảm.

Khi họ không tin thì làm sao có chuyện họ "mua trọn gói" những gì bạn nói với họ. Nếu bạn hứa với họ rằng bạn sẽ hỗ trợ họ nhưng trên thực tế bạn thường xuyên "vạch lá tìm sâu", ngăn chặn việc hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban chỉ vì bạn muốn mình là người ra quyết định; đến lúc sự việc bại lộ, đồng đội có còn tin bạn?



Sự chính trực & ngay thẳng

Thông thường, lãnh đạo ở cấp độ càng cao thì sẽ truy cập được vào nhiều thông tin nhạy cảm hơn so với các cấp thấp hơn. Vì thế, họ có một sự quan sát tuyệt vời trong việc ra quyết định. Trong bài viết "6 kỹ năng làm nên thành công của nhà quản lý" có viết:
Harvard Business Review (HBR) vừa thực hiện khảo sát lấy ý kiến từ 332,860 nhà lãnh đạo cũng như nhân viên và cộng sự của họ về kỹ năng có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của một người dẫn đầu. Dựa vào 16 yếu tố được HBR đưa ra, các thành viên tham gia khảo sát sẽ đánh giá lựa chọn 4 kỹ năng mà họ cho là “mấu chốt quyết định”. 
Nếu như những nhà quản lý cấp trung thường tập trung hoàn thiện kết quả công việc cho mục tiêu đề ra, thì điều mà các nhà quản lý cấp cao cần chú trong là phát triển một tầm nhìn chiến lược cho toàn bộ vấn đề.
Đây là danh sách 16 kỹ năng đó:


Bài viết còn chú ý chi tiết:
  • Đối với các quản lý cấp trung (Middle Manager), khi được hỏi về năng lực cần chú trọng nhất, câu trả lời của họ là năng lực giải quyết vấn đề.
  • Trong khu vực cấp bậc quản lý cao hơn (Senior Manager), ngoài giải quyết vấn đề hiệu quả, năng lực hành xử một cách cương nghị, thể hiện quyền lực lãnh đạo một cách phù hợp được bổ sung vào các lựa chọn.
  • Đặc biệt, kỹ năng phát triển một tầm nhìn chiến lược chỉ được ưu ái xuất hiện trong các lựa chọn ưu tiên của các lãnh đạo cấp cao (Top Executive).
Vì bạn được truy cập nhiều thông tin hơn, bạn nắm giữ những quyết định quan trọng của tổ chức hơn nên càng lên cao, bạn càng cần có tầm nhìn tốt - điều này rất dễ thấy. Nhưng việc chính trực và ngay thẳng thì không dễ thấy như thế.
Đọc thêm: Leadership trong công ty internet & Tầm nhìn của người lãnh đạo
Vì các bạn bên dưới đi theo bạn vì bạn có tầm nhìn, nên từ ban đầu cộng sự của bạn sẽ rất tin tưởng (trust) bạn. Bạn nói chèo về hướng Vũng Tàu, cả bọn sẽ chèo thuyền về đó. Bạn nói chèo thuyền về Long Hải rồi vòng lên Vũng Tàu, họ cũng sẽ làm như vậy.

Bạn làm việc với cấp lãnh đạo cao hơn nên khi bạn nói "vì sếp của anh cần cái này", những người cộng sự thường sẽ hỗ trợ để bạn làm được điều bạn muốn. Khi họ phát hiện ra bạn nói dối, những điều bạn nói chỉ để ép họ làm theo ý bạn muốn, bạn sẽ mất nhiều hơn được. Suy giảm lòng tin là chuyện dễ thấy khi người khác cảm thấy "bị lừa".

Lead by example


Con người học hỏi rất nhiều từ việc quan sát. Nếu trong gia đình, con cái nhìn vào cách sống, cách ứng xử của bố mẹ để học hỏi thì trong công ty đó là đồng nghiệp, đặc biệt là từ người lãnh đạo trực tiếp. Bạn dạy con bạn không được vượt đèn đỏ, nhưng mỗi khi bạn chở con bạn vượt ầm ầm thì đứa trẻ đó liệu có thắc mắc?


Bạn là kế toán trưởng nhưng bạn không biết cách báo cáo thuế, liệu nhân viên của bạn có tin bạn hay họ sẽ khinh thường bạn? Nếu bạn là lãnh đạo bộ phận marketing một công ty nhưng bạn lại không biết gì về khái niệm "brand awareness" thì liệu nhân viên của bạn sẽ tin bạn và "mua trọn gói" những gì bạn nói? E là không.

Nhưng khi bạn ở vị trí cao hơn nữa, COO, CEO thì bạn không nhất thiết phải là người cầm tay chỉ việc nữa.  Trong thống kê về 16 kỹ năng cần thiết của HBR ở trên, bạn sẽ thấy kỹ năng chuyên môn chỉ xếp hàng thứ 8. Bạn không nên và không bao giờ so sánh kỹ năng chuyên môn của bạn với những chuyên gia bên dưới bạn.

Mã Vân có cách hành xử với chuyên gia như sau:
Kẻ ngoại đạo cũng có thể lãnh đạo người trong nghề, quan trọng là phải biết tôn trọng họ. Đây là điểm rất quan trọng mà tôi đúc kết được. Điều thứ 2 bạn có thể mời những người ưu tú nhất trước. Ví dụ, bạn không biết về công nghệ, bạn có thể mời chuyên gia kỹ thuật xuất sắc nhất; bạn không hiểu về tài chính, bạn có thể mời chuyên gia về tài chính giỏi nhất; bạn không hiểu về quản lý, có thể mời người quản lý giỏi nhất. Vì không hiểu, nên tôi không thể tranh luận với họ, anh ta làm về kỹ thuật, đương nhiên tôi tôn trọng anh ta.. chỉ cần bạn có một tấm lòng, có tầm nhìn, bạn có thể làm được điều này, do đó, chúng tôi không bao giờ mâu thuẫn, các nhân viên kỹ thuật cũng sẽ không xung đột với tôi.
Một khi không lãnh đạo ở mặt chuyên môn, bạn có thể lãnh đạo họ ở nhiều mặt khác trong công việc. Tầm nhìn, gợi cảm hứng, hành xử một cách chính trực, giải quyết vấn đề.. rất nhiều điều cần bạn.

Tạo áp lực, tạo sợ hãi cho nhân viên thì không phải là lãnh đạo, đó là sự công kích

Một ví dụ đơn giản là gương mẫu trong việc tìm cách giải quyết sự xung đột giữa các bộ phận. Khi chia thành các phòng ban, mỗi người sẽ chạy theo KPIs của mình đẩy việc cho nhau sẽ diễn ra. Làm thế nào để một bộ phận này làm việc tốt với một bộ phận khác? Sếp là người có đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết vấn đề đó. Họ sẽ làm mẫu cho những người khác noi theo. Họ sẽ cùng sắn tay áo giải quyết, để chỉ ra hướng cùng nhau làm.

Trái ngược với điều này chính là việc đẩy nhân viên của mình ra làm bao cát cho bộ phận khác tập luyện. Thay vì giúp họ giải quyết vấn đề, họ đẩy nhân viên mình tự giải quyết, thậm chí còn tạo khó khăn, ép ngược lại nhân viên để làm vui lòng các bộ phận khác hoặc thoả mãn cái tôi của chính mình. Nhân viên sẽ không thể tin cậy và "mua trọn gói" những gì mà người lãnh đạo theo kiểu này phán ra.

Tóm tắt: việc xây dựng lòng tin (trust) với những người cộng sự là chìa khoá giúp bạn lãnh đạo hiệu quả, để được đồng nghiệp "mua trọn gói" và không cô đơn.  Bốn yếu tố để giúp bạn xây dựng lòng tin là lắng nghe, sự chính trực, giữ lời hứa và lead by example. Chúc các bạn có một người sếp tốt và chính các bạn là những người sếp tốt trong mắt team member của mình.

Nguồn: blog.chamxanh.com
Được tạo bởi Blogger.