Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích

Hiển thị các bài đăng có nhãn cau-chuyen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cau-chuyen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

6 bài học kinh doanh xương máu từ Tim Cook

with 0 Comment
6 bài học kinh doanh xương máu từ Tim Cook
Khi Steve Jobs ra đi, nhiều người đã tỏ ra mất niềm tin vào tương lai của Apple. “Thiếu đi Steve Jobs, Apple chẳng khác gì Sony”, chuyên gia công nghệ John Dvorak khẳng định.
Đối với những fan trung thành, nhà đồng sáng lập mang tính biểu tượng của Apple đã thổi vào công ty một luồng tư duy mới, hình thành văn hóa Apple, biến ông trở thành một phần không thể thiếu trong sự tồn tại của công ty.
Trong một email gửi nội bộ sau khi nhậm chức, Tim Cook đã khẳng định sẽ luôn tôn thờ văn hóa ấy.
Tôi đảm bảo rằng Apple sẽ không thay đổi. Tôi trân trọng và tâm đắc với những quy luật và giá trị riêng của Apple. Steve đã xây dựng một công ty cùng văn hóa có một không hai trên thế giới, và chúng ta sẽ trung thành với điều này, nó đã ngấm vào máu chúng ta rồi”, ông viết.
Nhưng trên thực tế, Apple đã thay đổi, đây là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng Tim Cook đã lèo lái khéo léo để một mặt trung thành với những nét tạo nên sự độc đáo của Apple, một mặt bổ sung các giá trị theo cách của riêng mình, những điều chính Steve Jobs cũng chưa làm được.
Cách Tim Cook dẫn dắt Apple mang lại nhiều bài học hữu ích cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
6 bài học kinh doanh xương máu từ Tim Cook (1)
Tim Cook.
1. Không hỏng thì đừng chữa
Sau khi Tim Cook lên nắm quyền, Apple vẫn chuyển động hoàn toàn đúng hướng, vẫn là một thương hiệu mang tính biểu tượng, cho ra các sản phẩm cải tiến cao độ, lối tư duy riêng biệt và cấu trúc quản lý “phẳng”.
Tim cook chỉ “nhúng tay” vào những thứ thực sự cần chỉnh sửa, những gì vốn và vẫn đang hoạt động tốt, ông hài lòng và để chúng được tự do. Ông hiểu Apple xoay vần quanh sản phẩm và khách hàng, chứ không phải cá nhân ông.
2. Điềm tĩnh và luôn tin tưởng
Khi các nhà phân tích cho rằng công ty đã mất đi động cơ cải tiến, và cổ phiếu công ty mất trụ khỏi đỉnh 200 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường vào thời kỳ hoàng kim, Tim Cook không hề hoảng sợ.
Thay vào đó, ông triển khai chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử tại 30 tỷ USD, tăng cổ tức và chia nhỏ cổ phiếu với tỷ lệ 7:1.
Sau tuần ra mắt iPhone 6, Apple Watch và Apple Pay, cổ phiếu Apple đã tăng 3,1%, kéo thị trường chứng khoán Mỹ thoát khu vực sắc đỏ, dấu hiệu cho thấy sự kiên nhẫn của Tim Cook và nhóm lãnh đạo đã phát huy tác dụng.
 3. Không cố quá khả năng
Mọi người đặt kỳ vọng lớn vào Tim Cook, họ muốn ông trở thành một Steve Jobs thứ hai, chính ông cũng cảm thấy điều đó. Tuy nhiên, Tim Cook đã từ chối điều này. Ông không nỗ lực để trở thành một người khác.
Trong hơn một thập kỷ, công ty chuyển động quanh tài năng độc đáo và sáng chói của Steve Jobs. Còn Tim Cook, người được Steve Jobs đánh giá là biến hóa và cứng rắn, thể hiện vai trò của một người quản lý hơn là một người tiên phong.
4. Vừa thân thiện, vừa quyết liệt
So với Steve Jobs, Tim Cook được đánh giá là người thân thiện hơn với Phố Wall và truyền thông, bên cạnh sự quyến rũ vốn có tỏa ra từ một người đàn ông đến từ miền Nam nước Mỹ.
Tuy nhiên lúc cần, ông vẫn tỏ ra là một người quyết liệt. Tháng 10/2012, ông đã gửi đi một bức thư khiến toàn bộ nhân viên Apple sửng sốt, thông báo quyết định sa thải giám đốc phần mềm Scott Forstall – cha đẻ của nền tảng iOS và từng là học trò cưng của Steve Jobs.
Mặc dù Tim Cook không tiết lộ về lý do sa thải Forstall, nhưng nhiều nguồn tin cho hay nguyên do là bởi nhà phát triển danh tiếng từ chối ký vào lá thư cáo lỗi gửi tới khách hàng vì các lỗi ngớ ngẩn xuất hiện trên ứng dụng bản đồ Apple Maps. Cuối cùng sau khi Forstall ra đi, Tim Cook là người đặt bút ký vào lá thư không đáng có đó.
Đối với các công ty đối thủ như Samsung và Google, Tim Cook cũng chưa bao nương tay trong các trận chiến về sản phẩm và dịch vụ.
5. Đặt cược đầy rủi ro, nhưng thông minh
Hai thất bại thường thấy nhất của những CEO các công ty nổi tiếng là: Hoặc yên vị với thực tế và không dám đánh cược, hoặc đưa ra những chiến lược quá nhiều rủi ro, ví dụ các vụ sáp nhập quy mô lớn.
Tim Cook không phạm phải lỗi nào trong đó. Ông đã tuyển mộ nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp thời trang như Paul Deneve - CEO của Yves St. Laurent và Angela Ahrendts - CEO của Burberry để áp dụng kinh nghiệm phi công nghệ của họ vào lĩnh vực bán lẻ và sản phẩm của Apple.
6. Nói là làm 
Khi cổ phiếu công ty tuột dốc không phanh, Tim Cook đã quyết định sẽ “hy sinh” 1/3 khoản thưởng cổ phiếu của mình – chiếm hầu hết khoản tiền thưởng của ông – nếu cổ phiếu Apple đuối hơn các cổ phiếu khác thuộc nhóm S&P 500.
Theo tỷ giá hiện nay, Tim Cook đã sẵn sàng từ bỏ khoản tiền 130 triệu USD trong vòng 8 năm tiếp theo mà không cần thông báo đình đám.
Mặc dù Tim Cook đã làm nhiều việc để chứng tỏ năng lực kể từ khi gia nhập Apple với chức danh quản lý điều hành 16 năm trước, các quyết định trên cương vị CEO tại Apple cho thấy tài năng lãnh đạo xuất chúng trong ông trước những thách thức, là một tấm gương lớn cho các doanh nhân đương thời.

Các bài viết liên quan

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Bài viết làm hàng triệu sinh viên thức tỉnh

with 0 Comment
Hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp, nhờ đọc bài này mà có được việc làm. Mong các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, dù thấy chữ nhiều là ớn, hãy đọc qua 1 lần...

Phỏng vấn xin việc

Rất đông sinh viên bây giờ có 2 cái nghiệp là tốt nghiệp và thất nghiệp. Nghịch lý là doanh nghiệp nào cũng tìm không ra nhân viên giỏi. Cung và cầu đều rất lớn, nhưng không gặp nhau.
Thay đổi suy nghĩ và cách sống
Thay đổi suy nghĩ và cách sống
Sức lao động là 1 loại hàng hóa, và lương chính là giá cả của hàng hóa đó. Nên hàng tốt giá cao và ngược lại. Có hàng bán chạy cũng có hàng tồn kho. Nên mỗi bạn phải tự thay đổi, để chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mới dễ bán. Vì sức hàng hóa là sản phẩm có thể thay đổi theo quyết tâm của mỗi cá nhân. Tập thể dục thể thao cho cơ thể tráng kiện. Hớt tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ thơm tho để ngoại quan dễ coi 1 chút. Rồi chăm chỉ đọc sách, học ngoại ngữ, đọc báo tin tức kinh tế xã hội, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Cần gì phải lên trung tâm, không có tiền thì học kiểu không có tiền. Mở internet ra, gì không có. Vô youtube.com, tha hồ giọng Anh giọng Mỹ. Lên các nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, các nhóm này nhóm kia, chạy bộ ở công viên, chạy trước nhà trọ, chạy trong phòng cũng được. Làm thêm chẳng từ việc gì để cọ xát thực tế. Ngày xưa, từ năm 2 năm 3 là Tony và các bạn cùng trang lứa đã làm thêm đủ nghề, từ phục vụ bàn, mở cửa ở khách sạn, tiếp thị, điều tra thị trường, bán hàng…vừa có tiền vừa có kinh nghiệm. Và bữa phỏng vấn chính là bữa GIỚI THIỆU và ĐÀM PHÁN BÁN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG, nên phải chuẩn bị chu đáo.

Có hàng hóa tốt rồi tổ chức rao bán khắp nơi, ở Hà Nội hết việc thì đi Đắc Lắc. Tụi Tây tụi Nhật, nhà giàu gấp mấy lần mình mà vẫn đi châu Phi làm việc có sao đâu. Đời người như cái đồng hồ cát, maxium 100 năm, 1 ngày sống là 1 ngày mình càng gần đến cái chết, mắc mớ gì mình lành lặn chân tay, biết đọc biết viết mà sáng ngủ dậy, rồi ăn, rồi ngủ, rồi hết ngày, uổng vậy. Đừng đổ lỗi cho ai. Đâu có thể thay đổi chương trình giáo dục, cũng đâu có thể thay đổi thầy cô, chỉ có 1 giải pháp duy nhất là TỰ THAY ĐỔI MÌNH. Giờ các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tư nhân...không quan tâm anh tốt nghiệp trường nào cả, qua được bài test IQ, EQ, kiến thức xã hội và tiếng Anh là vô làm. Còn giỏi nữa thì xuất khẩu qua nước ngoài làm việc. Không thì mở cái gì đó tự làm. Bỏ mấy trăm ngàn làm vốn, xuống ngoại thành mua rau về đầu hẻm ngồi bán cũng được vậy. Hỏi lý do thất nghiệp, đụng cái đám bất tài này là tụi nó đổ thừa xoen xoét. Tại nền giáo dục, tại thầy cô, tại cái trường, khởi nghiệp làm gì có vốn, thất nghiệp vì không có quen biết lớn, không ai xin cho mình đi làm….toàn lý do của người khác chứ không bao giờ nói TẠI MÌNH. Nên các bạn gặp đám này, nói thẳng luôn: thất nghiệp là tại mày LƯỜI chân tay và LƯỜI động não.

Tony phỏng vấn nhiều sinh viên mới tốt nghiệp và thấy buồn. Điều kiện học tập tốt hơn, sao chất lượng của hàng hóa sức lao động lại xuống? Kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, giao tiếp, tâm lý....phần lớn đều không bằng xưa. Hệ thống giáo dục ư, Tony và các bạn thế hệ Tony cũng đào tạo từ đó. Phương pháp đào tạo ư, thậm chí các bạn bây giờ có phương pháp đào tạo tiên tiến hơn. Internet phổ cập, giáo trình kinh doanh trường Harvard hay ĐH Cà Mau đều giống nhau cả. Vậy tại sao lại dở hơn xưa?

Bèn tự mình giải thích. Có thể do kinh tế gia đình bây giờ cũng đủ đầy nên chu cấp cho con cái khá nhiều, làm triệt tiêu khả năng phải làm việc để tồn tại của 1 số bạn. Có nhiều bạn kể với Tony, tốt nghiệp xong, em đi làm cũng được mà không đi cũng được, tháng nào cũng có mấy triệu gia đình gửi lên xài. Nên thái độ với công việc không tốt vì không có áp lực và đam mê. Tony có lần hẹn phỏng vấn bạn kia, đọc thấy bằng cấp tuyệt vời, thế là hẹn 2h chiều hôm sau lên phỏng vấn. Ngồi đợi đến 3h không thấy đâu, mới điện hỏi ai dè nó nói anh ơi em quên mất. Giờ em đang ngủ trưa, có gì mai em lên được không? Dạ được, anh Hai.

Có cô bé kia tốt nghiệp loại giỏi, phỏng vấn đã đời vào làm được 2 ngày thì lấp ló vào phòng Tony, nói em xin nghỉ vì 'Em tốt nghiệp về quản trị mà đi làm như thế này, má em biết má em mắng chết. Em phải làm đúng chuyên môn đào tạo là quản trị chiến lược". Dạ, thôi em về kêu má em mở công ty rồi em ngồi quản trị chiến lược đi, chứ ở đây chỉ có mình anh làm việc đó thôi, em đòi làm thì anh thất nghiệp sao.

Rồi hồ sơ xin việc sơ sài bắt ớn. Đâu cái đơn mua ngoài cửa hàng tạp hóa, viết vài chữ ở chỗ chấm chấm chấm. Rồi giấy khám sức khỏe cái chi cũng 10/10, cứ như bác sĩ tặng không. Rồi thấy ghi “kính gửi công ty phân bón Phượng Hồng” mang đến nộp, mình nói đây là công ty Phượng Tím em à, nó cãi Phượng Hồng. Mình nói ủa công ty của anh thì anh phải biết chớ, tên là Phượng Tím. Nó cãi 1 hồi thấy không xong nên nói thôi để em sửa lại, miệng lầm bầm nói Phượng Hồng không đặt, đặt Phương Tím nghe lúa thấy mẹ (mình đoán được, Tony vốn bậc thầy trong nghệ thuật nhép miệng đoán chữ). Có đứa đi phỏng vấn còn dắt theo 1 đám bạn ngồi lao nhao ngoài cửa, mình hỏi xin vui lòng cho biết ai đang xôn xao ngoài đó, nó nói dạ đám bạn thân của em. Mình hỏi, ơ mang theo chi vậy, nó nói tại tụi em đi chung cho vui. Lỡ anh không chịu nhận em thì em giới thiệu đứa khác vô liền cho anh coi. Ôi dễ thương quá.

Thời gian toàn là facebook với chat chit, vậy mà đơn xin việc nào cũng ghi sở thích là “đọc sách và thể thao”. Cái mình hỏi, thấy bạn ghi sở thích là đọc sách, thế chẳng hay cuốn sách bạn đang đọc có tựa đề gì. Nó bị bất ngờ, và vì nói xạo nên ấp úng một hồi rất lâu rồi trả lởi "Dạ, cô giáo Thảo". Đó là tất cả nó biết về văn hóa đọc. Còn thể thao, em đang chơi môn thể thao nào vậy. Nó nói dạ em hay quánh bida độ vào buổi tối. Thỉnh thoảng cũng có đánh bài như tiến lên xập xám phỏm bài cào. Cũng vận động tay mắt rất kinh anh à.

Ừa, thấy em hay quá, anh sẽ nhận em.

[Tony Buổi sáng]

Các bài viết liên quan

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Các đại gia thường là học sinh "cá biệt" và trải đời sớm

with 0 Comment
Thi rớt đại học 2 lần, nghỉ học giữa chừng, thầy cô chê "óc bã đậu"... những đặc điểm của những học sinh cá biệt, lại là điểm chung thường thấy ở các thiên tài và đại gia.

Không phải vô lý khi có người nhiều học sinh “cá biệt” “quậy phá” đã gặt hái được nhiều thành công sau này, bởi một phần họ là những người đó rất giỏi kỹ năng sống. Ngay cả đến Jack Ma- Tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc, đang nổi đình nổi đám trong những ngày vừa qua lại là người từng thi rớt đại học đến 2 lần.
Chọn ngành nghề, tìm cơ hội việc làm, sự nghiệp là vấn đề trọng đại cả đời của hầu hết bạn trẻ và phụ huynh. Gạt sang một bên những trường hợp “con ông cháu cha”, hay những vấn đề tiêu cực trong tiếp cận cơ hội công việc, rồi những bất cập của giáo dục đã được mổ xẻ nhiều thì câu hỏi đặt ra ở đây là: “Có cơ hội công bằng cho mọi đối tượng không? Tỷ lệ thất nghiệp cao như thế, tôi/con chúng tôi có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp không?”.
Luôn có một tuýp người nhìn thấy nguy cơ thất nghiệp rất cao; và một tuýp người không bao giờ thất nghiệp, mà xã hội hay tổ chức nào cũng mong đợi, tìm kiếm.
1. Học như máy
Những học sinh/sinh viên chây ỳ, kém cỏi khó có cơ hội đã đành; những người thuộc nhóm siêu chăm, học như nghiền chữ cũng dễ thất nghiệp. Nghe vô lý, nhưng thực tế có những bạn trẻ suốt 12 năm phổ thông + 4 năm đại học luôn cần mẫn mỗi ngày 3 buổi trên giảng đường/thư viện; bảng điểm siêu giỏi, bằng cấp xuất sắc và … hết. Không kỹ năng xã hội, không kinh nghiệm làm việc, không quan hệ (networking). Kết quả sau mấy năm cặm cụi cày cuốc, nếu không dựa vào quan hệ sẵn có của bố mẹ, thì nhiều sinh viên ra trường không mang bằng về quê ngắm thì cũng đành gác đấy mà tìm tạm kế mưu sinh.
Không phải vô lý khi nhiều người nói: nhiều người là học sinh “cá biệt” “quậy phá” đã gặt hái được thành công sau này. Đơn giản vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống;sự “quậy” ở mức nào đó cho họ khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện bản lĩnh đối mặt với rắc rối.
Họ cũng rất biết điều phối bản thân và xây dựng các mối quan hệ cả ngoài và trong nhà trường. Bill Gates, Steven Jobs hay Mark Zuckerberg cũng là “học sinh cá biệt” khi bỏ đại học đi “làm việc vô bổ”.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 5
Bill Gates, Mark Zuckerberg và Steven Jobs
Có bạn từng lên mạng kêu trời vì sinh viên mới ra trường lấy đâu kinh nghiệm mà đi phỏng vấn các nhà tuyển dụng cứ đòi kinh nghiệm. Đúng và không đúng! Đúng vì kinh nghiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn có thể không có cơ hội tiếp cận; nhưng không đúng vì kinh nghiệm có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến làm việc. Từ đơn giản như cách sinh viên tranh thủ đi bán hàng, giúp việc, làm gia sư.. kiếm thêm thu nhập; đến tổ chức các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động chuyên môn hay đóng góp ý tưởng, công sức cho các công trình khoa học, phát triển cộng đồng.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 4
Đừng đợi đến khi ra trường mới đi kiếm việc để làm
Một sinh viên báo chí đợi đến lúc ra trường mới chạy vạy khắp nơi để một tòa soạn nhận vào, ngồi chờ giao đề tài đi viết bài thì cầm chắc thất nghiệp. Chẳng biên tập viên, phóng viên nào đủ kiên nhẫn và mạo hiểm nhận một người chẳng biết gì để dắt tay chỉ việc.
Một người thạo việc sẽ không chỉ ngồi học thuộc lòng các bài giảng, mà ngay từ năm thứ nhất sẽ tham gia các diễn đàn chuyên môn; sẵn lòng tham gia tranh luận hay chia sẻ thông tin, quan điểm với những nhà báo đang làm việc.
Điều tối thiểu cũng phải biết tên tuổi, phong cách làm việc, địa chỉ liên hệ của các tòa soạn, các nhà báo chủ chốt; tiến tới là viết từ những bài đơn giản đến phức tạp gửi đến tòa soạn. Vậy là khi ra trường, tên tuổi cũng đã ít nhiều được chính tòa báo biết đến. Báo chí, cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, luôn khát những người có năng lực thật sự. Cơ hội luôn công bằng.
2. Việc ngoài cổng trường không đáng quan tâm
Một hiện tượng khá phổ biến, đáng suy ngẫm, là rất nhiều cuộc tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn của các diễn giả nổi tiếng; các hội thảo và sự kiện… được thông báo rộng rãi trên mạng xã hội, vào cửa miễn phí nhưng người đến dự chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp, giới chuyên môn, sinh viên rất ít tham gia.
Trong khi các hội thảo, tọa đàm kia là nơi họ có thể gặp các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sáng lập hay quản trị dự án… những người có thể là cơ hội, là sếp tương lai của họ. Có mất gì một chiều Chủ Nhật đến nghe và học hỏi; kèm vài câu nói “Chú phát biểu hay quá!“, hay “Anh nói đúng điều em đang suy ngẫm”.. đi kèm những phát hiện, đóng góp chân thành. Tin hay không tùy bạn, nhưng nhiều khi những câu nói kiểu vậy có thể tiết kiệm cho bạn đến vài năm cuộc đời hay vài chục/trăm triệu “chạy” việc đấy!
3. Tính toán thiệt hơn
Tuổi trẻ là hồn nhiên, là nhiệt huyết, là hết mình. Khái niệm hoạt động phong trào, tham gia tình nguyện, khám phá, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng gần đây được giới trẻ quan tâm tham gia nhiều hơn. Nhưng vẫn là điều khó chia sẻ với nhiều bậc phụ huynh và cả các bạn trẻ. Việc “đi hành xác không công” là sự ngớ ngẩn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học ở trường là tư duy khá phổ biến.
dai gia thuong la hoc sinh ca biet 6
Trải nghiệm việc xã hội để có thêm kỹ năng sống
Nhưng trong sự “không công” đó có vô số “công” khác không thể đong đếm định lượng được. Thật khó hình dung sinh viên các trường khoa học xã hội, nhân văn, sức khỏe và phát triển cộng đồng làm sao để trở thành những cán bộ tốt khi họ không có những tiếp xúc, cảm nhận, và đồng cảm nào với con người, với cuộc sống thực và những vấn đề thực đang tồn tại.
Một bác sĩ cộng đồng không biết đến đời sống văn hóa, điều kiện sống thật liệu anh ta có ý niệm nào về nguyên nhân bệnh dịch; một sinh viên kinh tế không biết tới những vật lộn sinh nhai thực liệu có nảy ra được ý tưởng kinh doanh mới mẻ? Không phải vô lý khi học sinh/sinh viên nước ngoài luôn được khuyến khích đi thực tế, tham gia các chương trình tình nguyện trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề học.
Còn đi làm thêm, dù là việc giản đơn cũng sẽ có người trả lương và người nhận lương; có cấp trên cấp dưới; có phân công công việc và trách nhiệm; giống như mọi mô hình làm việc nào. Chẳng phải ngay cô tiểu thư thứ hai nhà Hilton, Nicky đi làm bồi bàn cà phê, khác hẳn cô chị chỉ biết ăn chơi sao.
Có vô số lý do để một người thành công hay thất bại, cả ngẫu nhiên và tự nhiên, không thể đề cập hết. Trong khuôn khổ một bài viết, tôi vẫn cho rằng câu nói “số phận nằm trong tay ta” luôn đúng. Và công thức để ta làm chủ cơ hội của đời mình cơ bản là: kiến thức, kỹ năng sống, và khát vọng. Người thiếu điều thứ nhất có thể bù đắp bằng nỗ lực hàng ngày; thiếu điều thứ hai phải bù bằng thời gian; thiếu điều thứ ba sẽ chỉ tồn tại. Thiếu tất cả sẽ là con số 0.

Ra trường, thất nghiệp, không xu dính túi... tất cả đã dạy cho tôi những gì?

with 0 Comment
- "Tôi đã học đại học và ra trường đúng hạn y như người ta bảo, tại sao ba tháng rồi mà vẫn thất nghiệp?" . Đó là câu hỏi của Eric M.Ruiz khi mới ra trường và chưa tìm được việc làm. Anh nhận ra một tấm bằng là không hề đủ.
- Trong thời gian khó khăn ấy, Eric đã học được rất nhiều điều cần thiết mà những sinh viên mới ra trường đều nên biết, trước khi anh vươn lên được tới vị trí lãnh đạo mảng kinh doanh tại Mỹ Latin, giám sát bán hàng và chiến lược cho Waze - một trong những công ty lớn nhất làm về app giao thông và định vị - như ngày hôm nay.
Eric M.Ruiz
Eric M.Ruiz giám sát bán hàng và chiến lược của Waze

Tôi đã làm y như người ta bảo: Vào đại học, vay ngân hàng để đi học, ra trường đúng hạn. Tại sao ra trường ba tháng rồi tôi vẫn thất nghiệp?
Năm 2010, tôi tốt nghiệp Đại học Bang San Diego, cứ tưởng sẽ bắt đầu được một sự nghiệp sáng giá trong ngành sale hay quản trị quốc tế nhưng cuối cùng lại vỡ nợ và phải về nhà. 
Tôi đã sai lầm khi cho rằng cầm một tấm bằng bốn năm đại học trong tay là đủ để bước chân qua cánh cửa của mọi công ty. Nếu bấy giờ là... những năm 1980 thì điều đó có thể, tiếc thay bây giờ đã là thập niên của năm 2010. 
Nói theo một nghĩa nào đó, tôi lại phải bắt đầu sự nghiệp giáo dục bản thân lại từ đầu. Vào đúng lúc thất nghiệp khó khăn ấy tôi đã tự bồi dưỡng những thói quen, kỹ năng giúp mình có cơ hội vươn tới công việc trong mơ.
Đọc và học không ngừng nghỉ
Tôi bắt đầu lao vào đọc những thứ liên quan tới kinh doanh, marketing và công nghệ. Do tình trạng tài chính bi đát, tôi không đủ tiền mua sách của Barnes & Noble, thế nên tôi đã làm những gì mà một sinh viên mới ra trường đang thất nghiệp nhưng đầy ắp tham vọng và nghị lực có thể làm: Ngày nào tôi cũng tới tận Barnes & Noble, cầm sách và đọc đến khi nào hết hoặc khi đôi mắt đã thấm mệt. 
Tôi đã đọc vô số sách nhờ cách "tiết kiệm" đó, tôi nói điều này không phải để khoe khoang mà chỉ để giải thích rằng, khi người ta khao khát một thứ gì đó, gần như không gì có thể cản đường họ. 
Có bậc thầy dẫn dắt để đi đúng đường
Một lần nọ tôi đọc được cuốn "One Simple Idea" của tác giả Stephen Key, chương đầu kể rằng ông lớn lên ở Bắc California, dần dần ông đã bước chân được đến thị trấn nông nghiệp nhỏ bé của Modesto để nuôi sống gia đình.
Tôi hết sức bất ngờ vì không thể tin rằng Stephen Key, tác giả yêu thích của tôi, người chủ tọa đàm của những cuộc hội thảo tôi từng tham gia, người đã thay đổi suy nghĩ của tôi về bán hàng bằng cold-calling (thuật ngữ chỉ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng điện thoại, tuy nhiên khách hàng thường không thích thú với việc này), hóa ra đã có một thời gian lâu dài sống ở ngay chính quê hương tôi.
Tôi đã bấm điện thoại cả tiếng đồng hồ để soạn cho ông một bức thư ngắn và ngày hôm sau thì nhận được lời phản hồi rất thân thiện. Mùa hè năm đó chúng tôi quen biết nhau. Sau ba năm, tới tận bây giờ, Stephen vẫn là người thầy, người bạn tuyệt vời, khuyên bảo và dẫn dắt tôi trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.
Một trong những khó khăn cho những ai xuất thân từ vùng đất nhỏ đó là không có thầy giỏi về kinh doanh để học hỏi, họ nghĩ rằng trở thành một doanh nhân thành đạt là điều không thể. Vậy chẳng lẽ chỉ những người đến từ thành phố lớn mới thành công?
Không hề, chính Stephen từng sống ở vùng quê nhỏ của tôi đó thôi, ông đã thành công thì tại sao tôi lại không thể? Còn trên cả khuyên bảo và dẫn dắt, ông đã chứng minh cho tôi thấy rằng đường tới ước mơ không chỉ khả thi mà còn rất gần nữa.
Ông nói với tôi rằng thái độ làm nên thành công nhiều hơn cả bằng cấp hay quan hệ. Nói cách khác, ông đã tin tưởng tôi trước cả khi tôi dám đặt niềm tin vào bản thân.
Đừng ngần ngại đi xin lời khuyên
Arman, một người bạn đại học của tôi, được Google nhận vào làm việc. Một trong những điều tôi học được từ Stephen là đừng sợ cái việc đi xin lời khuyên, nhất là từ những người đang làm thứ mà bạn muốn.
Tôi bèn hỏi Arman làm thế nào cậu ấy vào được Google, liệu tôi có thể làm điều gì tương tự không. Arman chỉ cho tôi một cách rất hào hứng, còn giới thiệu tôi cho người anh em họ của cậu ấy đang làm tuyển dụng cho một start-up tên là Zimride. Công ty này vừa hay đang tìm kiếm nhân viên bán hàng cấp thấp.
Mấy tháng sau, tôi được Zimride phỏng vấn. Tuy thiếu kinh nghiệm nhưng cuối cùng tôi cũng được Zimride cho thử việc một tháng. Tôi đã có cơ hội, nếu làm việc chăm chỉ, vượt mục tiêu công ty đặt ra, tôi sẽ có thể được vào làm full-time.
Một tuần trôi qua, tôi được chủ tịch Johm Zimmer gọi vào nói chuyện. Tôi háo hức mong chờ được nghe chủ tịch chia sẻ về tầm nhìn, kế hoạch cho công ty và những gì tôi có thể góp sức. Nhưng mọi thứ không như tôi tưởng, hóa ra đội sale phải thay đổi cấu trúc, và vị trí của tôi bị xóa sổ.
Tôi mất việc, dù chủ tịch John có nhấn mạnh rằng điều đó không phải do biểu hiện của tôi không tốt. Mới được một tuần đã mất việc, tôi tới San Francisco để chuẩn bị cho kế hoạch khác.
Làm luôn đi! Không có "lúc khác" đâu!
Một tuần sau, tôi đã có mặt ở Palo Alto và ăn trưa cùng người bạn cùng phòng mới tên là Stefan. Để trấn tĩnh tôi, cậu ta giới thiệu rằng mình có vài người bạn ở Google, Facebook và không quên nhắc tôi ở Palo Alto có rất nhiều start-up, ví dụ như Waze, một trong những công ty lớn nhất làm về app giao thông và định vị. 
Tôi đã nghe nói nhiều về Waze nhưng trước đó cứ ngỡ công ty chỉ có ở Israel, nên tôi rất tò mò không hiểu văn phòng ở Mỹ sẽ như thế nào. Tôi lấy ngay điện thoại ra tìm kiếm trang chủ của Waze, và thấy công ty đang tuyển thực tập PR, chuyên phát triển các chiến dịch social-media và làm các nhiệm vụ marketing khác. Tôi đã có kinh nghiệm trong mảng này và tôi biết mình có thể làm được. 
Chỗ chúng tôi ngồi cách Waze có một đoạn. Ngay lập tức tôi tắt điện thoại, đứng dậy toan đến ngay văn phòng của Waze để lấy thêm thông tin về vị trí thực tập. Stefan nhìn tôi, gật đầu và cười: "Tôi thích thái độ đấy! Chúc may mắn!" Mười phút sau tôi quay lại với một tấm danh thiếp trên tay, tôi đã để lại thư thoại cho người tuyển dụng và sẽ e-mail cho anh ta tối nay.
Tôi không thể ngờ rằng, chính giây phút ấy đã mang lại cho tôi một cơ hội làm thay đổi cuộc đời vĩnh viễn. Và như bạn thấy đấy, giờ đây tôi là người lãnh đạo mảng kinh doanh tại Mỹ Latin, giám sát bán hàng và chiến lược cho Waze.
Nếu không trải qua những bài học từ khi còn đang thất nghiệp thì bây giờ tôi đã không ngồi đây mà viết những dòng này. Là một người mới bước chân vào nền kinh tế mới mẻ này, tôi đã phải đối diện với câu hỏi "Anh có bằng cấp ấy hả, thì sao?". Điều mà tôi học được chính là: phải học không ngừng nghỉ và luôn chủ động trong việc tìm kiếm người dẫn dắt và mối quan hệ.
Tôi học và đọc không ngừng. Dọc hành trình tôi đã gặp được những người chỉ đường rất sáng suốt và rộng rãi, họ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ tích cực.
Nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất trên con đường từ một sinh viên vỡ nợ tới một lãnh đạo sống ở New York chính là: Mọi chuyện chỉ là tạm thời. Tình trạng hiện tại dù có tốt hay xấu thế nào cũng sẽ không kéo dài mãi mãi. 
Người ta thường có sẵn những yếu tố nội tại để thành công: khát vọng và ý chí học tập. Ý chí ấy sẽ thúc đẩy người ta vươn tới những người thầy giỏi và những mối quan hệ có lợi. Họ chỉ cần tin tưởng vào quá trình mà thôi. Mà thông thường, tin tưởng - yếu tố đưa ta tới những cơ hội tuyệt vời - lại là việc khó khăn và thách thức nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

8 kinh nghiệm xương máu của Jack Ma dành cho Startup

with 0 Comment
Jack Ma, người sáng lập Alibaba – website thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Là “ông vua” thương mại điện tử Trung Quốc, Jack Ma đã chặn đứng những nỗ lực tiến vào thị trường nước này của đối thủ Mỹ eBay. Ông đã viết một bức tâm thư chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc nhất của mình về cuộc sống và những kinh nghiệm xương máu ông rút ra được trong sự nghiệp của mình. Bức tâm thư được đăng tải trên VulcanPost. 

Jack Ma - CEO hàng đầu Trung Quốc

4 điều tâm niệm mà các nhà khởi nghiệp trẻ nên tự vấn bản thân hằng ngày 

Thất bại là gì? Bỏ cuộc là sự thất bại lớn nhất. 

Ứng biến là gì? Chỉ khi bạn trải qua những gian khó cùng cực, những thất vọng vô bờ bến, khi đấy bạn mới hiểu cái gọi là ứng biến. 

Nghĩa vụ của bạn là gì? Là cần cù, chăm chỉ, và tham vọng hơn tất cả. 

Chỉ những đứa ngốc mới thích dùng miệng để thể hiện. Người đàn ông thông minh sẽ sử dụng trí não, và người uyên bác sẽ thể hiện bằng trái tim của anh ấy. 

Sai lầm lớn nhất khi “trọng ngoại khinh nội” 

Năm 2001, tôi phạm một sai lầm khi nói với 18 cộng sự thân thiết nhất của mình rằng vị trí cao nhất họ có thể đạt được chỉ là những vị trí quản lý bậc trung. Các vị trí cấp cao sẽ phải thuê từ bên ngoài.

Nhiều năm trôi qua, những người tôi thuê về công ty đã phải ra đi, trong khi đó những người mà tôi đã từng nghi ngờ về khả năng của họ thì lại trở thành Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. 

Đặt ra mục tiêu chung để thống nhất mọi người 

Tôi luôn tin vào 2 nguyên tắc: Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn. Tương tự, sự quyết đoán của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn. 

Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung. Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Đó là chuyện viển vông. 

Sẽ có khoảng 30% số người không bao giờ tin bạn. Thay vì để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì một mục tiêu chung. Sẽ dễ dàng để thống nhất công ty dưới một mục tiêu chung hơn là thống nhất công ty dưới một người cụ thể nào đấy. 

Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thật sự? 

Nhà lãnh đạo phải là một người nhìn xa trông rộng, và anh ta phải có cái nhìn sâu sắc hơn một người nhân viên. 

Nhà lãnh đạo nên có sự bền bĩ, ngoan cường, và anh ta có thể chịu đựng áp lực mà một nhân viên không thể chịu được. 

Nhà lãnh đạo nên có một sự nhẫn nại kiên định và khả năng đương đầu và đối diện thất bại. 

Nhà lãnh đạo sẽ không nên so sánh kĩ năng chuyên môn của anh ta với nhân viên của anh ta. Nhân viên của bạn phải luôn có kĩ năng chuyên môn tốt hơn bạn. Nếu không được như vậy, nghĩa là bạn đã thuê nhầm người. 

Do đó, những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất là tầm nhìn, sự nhẫn nại, và năng lực của anh ta. 

Đừng dính líu vào chính trị 

Theo lẽ thường, tiền và quyền lực chính trị sẽ không bao giờ đi chung. Khi bạn làm chính trị, đừng bao giờ nghĩ đến tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ đến dính líu vào chính trị. 

Khi tiền bạc đụng đến chính trị, nó giống như bạn đụng đến một quả mìn nổ chậm, nó chỉ chực chờ bùng nổ. 

Chúng ta sinh ra để được sống và thưởng thức cuộc sống này 

Tôi luôn tự nói với bản thân tôi rằng chúng ta sinh ra không phải để cắm cúi làm việc, mà sinh ra để thưởng thức cuộc sống. Chúng ta tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nếu bạn muốn giành toàn bộ cuộc đời bạn chỉ để làm việc, sẽ có ngày bạn phải hối tiếc. 

Không cần biết bạn thành công đến đâu trên con đường sự nghiệp, bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta có mặt ở đây là để tận hưởng cuộc sống 

Sự cạnh tranh và tranh đấu lẫn nhau 

Những người cạnh tranh gay gắt lẫn nhau là những người ngốc nghếch. Nếu bạn xem mọi người là kẻ thù, thì những người xung quanh bạn sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Khi bạn cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ khác, đừng để xuất hiện sự ghen tức. Sự ghen tức nhỏ nhoi sẽ chỉ làm hại bạn về sau.

Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một nước cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau. Một người làm kinh doanh hay một doanh nhân chân chính sẽ không có kẻ thù. Chỉ khi anh ta hiểu được điều này, anh ta mới nhận ra cơ hội luôn luôn rộng mở với tất cả mọi người. 

Đừng để phàn nàn trở thành thói quen 

Có thể chấp nhận được nếu thỉnh thoảng bạn phàn nàn, rên rỉ về những khó khăn. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như khi bạn uống rượu. Bạn càng cố gắng uống thì bạn sẽ càng khát. Trên con đường đến với thành công, bạn sẽ nhận ra những người thành công sẽ không phải là người thường phàn nàn. 

Thế giới này sẽ không thể nhớ những gì bạn nói, nhưng những gì bạn làm được chắc chắn sẽ không bị lãng quên. 

(Nguồn ảnh: VulcalPost) 
(Biên tập bởi Sơn Trần)

Bài viết liên quan


Được tạo bởi Blogger.