Chỉ một đoạn ngắn trong quyển sách "21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo", Jonh Maxwell đã chỉ cho tôi thấy 5 rào chắn cản trở chúng ta trở thành một nhà lãnh đạo thực sự.
1. Tự cao: không ai muốn theo một nhà lãnh đạo luôn tự cho mình là người giỏi nhất.
Mô hình của những nhà lãnh đạo này là "một thiên tài, vạn người giúp việc", mọi thông tin, sáng tạo, mọi quyết định quan trọng đều là bằng chứng về sự thiên tài (hoặc hoang tưởng) của người lãnh đạo. Một dấu hiệu đễ nhìn thấy là kiểu lãnh đạo này không biết khen, chê mới là nghề của chàng.
2. Không đáng tin: nếu lãnh đạo còn không tự tin vào chính họ thì người khác tin bằng cách nào
Khi gia nhập một công ty và làm việc ở đó, sau thời gian rất ngắn, đa số mọi người đều nhận ra lãnh đạo của mình có tầm nhìn hay không. Vì lãnh đạo lôi cuốn người khác bằng tầm nhìn của họ nên việc thiếu hụt điều này thì đừng mong gì đến giấc mơ lớn. Vật lộn với cách làm chắp vá, di chuyển thời gian ngắn chắc được nhưng khó đi xa.
Anh Paul Nguyễn vào thẳng vấn đề trong lần đầu tiên trao đổi với tôi:"Trên đời này không có gì là khó hoặc dễ. Nếu bạn biết cách làm thì nó dễ, nếu không biết cách làm thì nó khó".
Google X Head on Moonshots: 10X Is Easier Than 10 Percent |
Thinking big: Larry Page talks moon shots - kiểu lãnh đạo điển hình với khả năng nhìn xa trông rộng
3. Tâm trạng thất thường: nếu mọi người không biết phải trông đợi gì ở lãnh đạo, họ sẽ ngừng hy vọng.
- Ngày Zero: lãnh đạo nhà máy ra quyết định sẽ tuyển 10 người vào làm sales
- Z+1: Cắt headcount còn 1
- Z+2: Tính chuyện outsource
- Z+3: Tuyển 10 người
- Z+4: Cắt còn 1 người
- Z+..
Trong một thế giới thay đổi, mọi công ty và cá nhân phải thích nghi và thay đổi. Nhưng nếu việc thay đổi không dựa trên phân tích, chỉ dựa trên cảm tính và thay đổi quá thường xuyên, bạn lãnh đạo này đang bốc đồng chứ không lãnh đạo sự thay đổi.
Quyển sách bạn nên xem: "Our Iceberg Is Melting"
4. Cầu toàn: mọi người tôn trọng những ước mơ lớn, chứ không phải những điều viển vông.
Nhiều bạn team member đã vote cho tôi vô vị trí cầu toàn này. Quá chú trọng vào chi tiết khiến nhiều lần tôi phải khổ sở . Ở CareerBuilder, lần đầu tiên tôi vượt qua được một chút thói cầu toàn của mình: tăng trưởng mà không yêu cầu product sửa giao diện. Đơn giản vì không kịp nữa rồi ^^
5. Chế giễu: Chẳng ai muốn bị mất hứng bởi một kẻ lúc nào cũng bới lông tìm vết.
Đây là nhà lãnh đạo cấp độ 1 - nhà lãnh đạo chức vị điển hình vì họ "tạo ra sự sợ hãi" thay vì khơi dậy lòng nhiệt tình, thường bảo nhân viên "đi đi" thay vì biết cách hướng dẫn làm thế nào để hoàn thành, để "chúng ta cùng đi nào". Một số đặc điểm dễ thấy:
- Mọi người sẽ không phục tùng một nhà lãnh đạo dựa vào chức vụ bên ngoài thẩm quyền của ông ta.
- Những nhà lãnh đạo dựa vào địa vị sẽ gặp khó khăn khi làm việc với tình nguyện viên, nhân viên văn phòng và những người trẻ tuổi.
- Tình nguyện viên không làm việc trong tổ chức nên nhà lãnh đạo không thể dựa vào quyền lực để bắt họ tuân lệnh.
- Các nhân viên văn phòng đã quen với việc đóng góp ý kiến vào các quyết định nên không hài lòng với kiểu lãnh đạo độc tài.
- Còn người trẻ tuổi thường không thích ai thể hiện quyền lực.
Trong quyển "Phát triển kỹ năng lãnh đạo" của Jonh Maxwell, ông Fred Smith, Founder và CEO của Fedex nói: "Lãnh đạo là khả năng khiến mọi người làm việc cho bạn mà không vì nghĩa vụ".
Cố lên, hoặc bạn sẽ hãy lên nấc thứ 2 hoặc là sau khi rời khỏi công ty 100 người, bạn chỉ có thể mời 5 người đến tiệc cưới của mình!
Các bài viết liên quan
Nguồn: Blog.chamxanh